Các biến đổi nội tiết trong chu kỳ kinh nguyệt.

CÁC BIẾN ĐỔI NỘI TIẾT TRONG CHU KỲ KINH NGUYỆT.

I. Trục hạ đồi - tuyến yên - buồng trứng.

+ Trục hạ đồi - tuyến yên - buồng trứng là trục nội tiết sinh sản quan trọng nhất.

+ Vùng hạ đồi sinh ra các GnRH. Đây là một decapeptide tác động đến các thụ thể của nó tại thùy trước tuyến yên, điều khiển việc phóng thích hai loại gonadotropin là FSH và LH.

+ Hai hormone tác động trực tiếp đến buồng trứng điều hòa sự phát triển của nang noãn. 

II. Thuyết hai tế bào - hai gonandotropin.

+ FSH và LH đóng vai trò hỗ trợ nhau trong sự phát triển của nang noãn thông qua thuyết " hai tế bào - hai gonadotropin ". 

+ LH tác động lên tế bào vỏ của nang noãn buồng trứng kích thích tế bào vỏ sản xuất androgen. Androgen được vận chuyển đến các tế bào hạt.

+ Tại tế bào hạt, dưới tác động của FSH và men thơm hóa, androgen được chuyển đổi thành estrogen và phóng thích vào máu ngoại vi.

+ Cho thấy, sự phát triển của nang noãn cần đồng thời 2 gonadotropin là FSH và LH.

III. Sự thay đổi của nội tiết trong chu kì kinh nguyệt.

+ FSH bắt đầu tăng từ cuối chu kỳ kinh nguyệt trước để kích thích nang noãn trên buồng trứng phát triển. nang noãn phát triển và chế tiết estrogen.

+ Từ khoảng ngày 5 đến ngày 7 của chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ estrogen tăng dần gây phản hồi âm lên vùng hạ đồi- tuyến yên làm giảm tiết FSH.

+ Đến gần giữa chu kỳ kinh nguyệt, nang noãn vượt trội tiết estrogen đạt nồng độ đỉnh gây phản hồi dương lên vùng hạ đồi- tuyến yên tạo đỉnh LH, FSH và gây phóng noãn.

+ Phóng noãn thường xảy ra 36 - 38 tiếng từ khi bắt đầu khởi phát đỉnh LH. 

+ Nếu có thai, hoàng thể sẽ được duy trì bởi hCG tiết ra từ thai.

+ Nếu không có thai, hoảng thể thoái hóa làm giảm đột ngột progesterone và estrogen, giải phóng sự tăng FSH trở lại trong chu kỳ tiếp theo.