BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ CÁC KIẾN THỨC Y KHOA CẦN BIẾT
- Đái tháo đường là gì ?
- Bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường) là một bệnh lý chuyển hóa mãn tính, xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng được insulin một cách hiệu quả. Insulin là một hormone do tuyến tụy sản xuất, giúp cơ thể sử dụng hoặc lưu trữ glucose (đường huyết) từ thức ăn.
- Nguyên nhân và phân loại:
- Đái tháo đường type 1: do cơ thể không thể sản xuất insulin và phá hủy các tế bào beta trong tuyến tụy dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối, có thể do quá trình tiếp xúc với môi trường ở những người dễ mắc bệnh di truyền gây khởi phát. Phá hủy tiến triển dưới lâm sàng trong nhiều tháng, nhiều năm tới khi khối lượng tế bào beta giảm tới điểm mà nồng độ insulin không đủ để kiểm soát nồng độ glucose huyết tương.
+ Các nguyên nhân khác: Gen nhạy cảm, vi rút, chế độ ăn,…
- Đái tháo đường type 2 : do insulin tiết không đủ vì bệnh nhân có tình trạng kháng với insulin. Gan khánginsulin dẫn tới không có khả năng ức chế gan sản xuất glucose, và kháng insulin ngoại vi làm giảm nhập glucose ở ngoại vi. Phối hợp này làm tăng đường huyết lúc đói và sau ăn. Thường nồng độ insulin rất cao, đặc biệt giai đoạn sớm của bệnh. Giai đoạn muộn của đái tháo đường, sản xuất insulin có thể giảm,thêm nữa tăng đường huyết trầm trọng hơn.
+ Bệnh thường phát triển ở người lớn và trở nên phổ biến hơn khi tuổi càng cao; có tới một phần ba số người lớn > 65 tuổi bị suy giảm khả năng dung nạp glucose.
+ Bệnh tiểu đường type 2 đã trở nên phổ biến hơn ở trẻ em vì béo phì do các yếu tố khác như lối sống ít vận động và chế độ ăn uống không lành mạnh.
- Đái tháo đường thai kỳ: xảy ra khi cơ thể người phụ nữ mang thai không thể sản xuất đủ insulin để đáp ứng nhu cầu gia tăng trong thai kỳ. Điều này dẫn đến việc mức đường huyết (glucose) trong cơ thể tăng cao, gây ra tình trạng tăng đường huyết.
+ Sự thay đổi trong tuyến tụy: nếu tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin để đáp ứng nhu cầu của cơ thể trong thời gian mang thai, mức đường huyết sẽ tăng lên, dẫn đến đái tháo đường thai kỳ.
+ Sự gia tăng insulin trong thai kỳ: nếu cơ thể không thể sản xuất đủ insulin để đáp ứng nhu cầu này, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể phát triển.
+ Yếu tố di truyền: những người có người thân trực tiếp (như cha mẹ hoặc anh chị em) mắc đái tháo đường cũng có nguy cơ cao.
+ Thừa cân béo phì: thừa cân trong thai kỳ có thể làm tăng kháng insulin và tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tiểu đường thai kỳ phát triển.
+ Tiền sử đái tháo đường: phụ nữ đã từng mắc đái tháo đường thai kỳ trong các lần mang thai trước sẽ có nguy cơ cao hơn mắc lại bệnh trong các lần mang thai tiếp theo.
+ Chế độ ăn uống không lành mạnh: chế độ ăn uống giàu đường, carbohydrate tinh chế và thực phẩm có hàm lượng chất béo không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ.
- Chuẩn đoán đái tháo đường:
Để chẩn đoán đái tháo đường thì cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm kiểm tra đường huyết:
* TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:
- Hầu hết triệu chứng thường gặp của đái tháo đường là của tăng đường huyết. Tăng đường huyết đáng kể hơn gây ra glucose nước tiểu và lợi tiểu thẩm thấu, dẫn tới tiểu thường xuyên, tiểu nhiều, và khát nhiều, có thể tiển triển tới hạ huyết áp và mất nước. Ngoài ra tăng đường huyết còn gây giảm cân, buồn nôn và nôn, và nhìn mờ, và xu hướng nhiễm khuẩn hoặc nấm.
* CÁC XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN:
- Xét nghiệm đường huyết lúc đói( FPG - Fasting Plasma Glucose)
* Mục đích: Đo lượng glucose trong máu sau khi nhịn đói ít nhất 8 giờ.
* Quy trình:
+ Người bệnh nhịn ăn từ đêm hôm trước, chỉ uống nước lọc.
+ Lấy máu vào buổi sáng để đo đường huyết.
* Kết quả chẩn đoán:
+ < 5,6 mmol/L (100 mg/dL): Bình thường.
+5,6–6,9 mmol/L (100–125 mg/dL): Tiền đái tháo đường.
+≥ 7,0 mmol/L (126 mg/dL): Đái tháo đường.
- Xét nghiệm HbA1c (Hemoglobin A1c)
* Mục đích: Phản ánh mức đường huyết trung bình trong 2–3 tháng gần nhất.
* Quy trình:
+ Không cần nhịn đói trước xét nghiệm.
+ Lấy mẫu máu từ tĩnh mạch để phân tích.
* Kết quả chẩn đoán:
+ < 5,7%: Bình thường.
+ 5,7–6,4%: Tiền đái tháo đường.
+ ≥ 6,5%: Đái tháo đường.
- Xét nghiệm đường huyết bất kỳ (Random Plasma Glucose)
* Mục đích: Đo nồng độ glucose máu tại thời điểm bất kỳ, không phụ thuộc vào bữa ăn.
* Quy trình: Lấy mẫu máu từ tĩnh mạch để phân tích.
* Kết quả chẩn đoán:
+ ≥ 11,1 mmol/L (200 mg/dL) kèm theo triệu chứng lâm sàng (khát nước, tiểu nhiều, sụt cân) cho thấy khả năng mắc đái tháo đường.
- Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (OGTT - Oral Glucose Tolerance Test)
* Mục đích: Kiểm tra khả năng xử lý glucose của cơ thể.
* Quy trình:
+ Nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước xét nghiệm.
+ Đo đường huyết lúc đói.
+ Uống 75g glucose pha trong nước, sau đó đo đường huyết tại thời điểm 2 giờ.
* Kết quả chẩn đoán sau 2 giờ:
+ < 7,8 mmol/L (140 mg/dL): Bình thường.
+ 7,8–11,0 mmol/L (140–199 mg/dL): Tiền đái tháo đường.
+ ≥ 11,1 mmol/L (200 mg/dL): Đái tháo đường.
4. Biến chứng:
- Biến chứng trên tim mạch: ĐTĐ ảnh hưởng đến tim mạch và mạch máu gây ra các biến chứng gây tử vong như bệnh mạch vành ( dẫn đến nhồi máu cơ tim), đột quỵ.
- Biến chứng trên thận: ĐTĐ gây tổn thương ở thân làm giảm chức năng thận hoặc suy thận.
- Biến chứng trên hệ thần kinh: ĐTĐ gây tổn thương tế bào thần kinh ngoại biên gây nên các triệu chứng đau, ngứa ran, giảm hoặc mất cảm giác. Mất cảm giác làm tăng nguy cơ chấn thương trong sinh hoạt và làm việc, tăng nguy cơ nhiễm trùng dẫn đến cắt cụt chi.
- Biến chứng trên mắt: ĐTĐ làm tăng nguy cơ các bệnh về mắt: giảm thị lực, mù lòa.
5. Tầm soát và điều trị:
- Tầm soát: tầm soát trên những đối tượng có nguy cơ cao:
+Ít vận động thể lực, béo phì
+Gia đình có người thân cận hệ mắc ĐTĐ
+Người đang điều trị các bệnh lý mạn tính: THA, ung thư,…
+Phụ nữ mắc buồng trứng đa nang, ĐTĐ thai kì
-Điều trị: Điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày cùng với thiết lập chế độ luyện tập thể dục thể thao hợp lý kết hợp với theo dõi tình trạng bệnh lý thường xuyên và tuân thủ điều trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ là phương án tối ưu nhất dù ở thể bệnh nào