Chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người bệnh là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến khả năng hồi phục nhanh hay chậm của người bệnh. Đồng thời việc này còn giúp cho gia đình tiết kiệm được rất nhiều chi phí và thời gian trong quá trình chăm nom.
Vậy chăm sóc sức khỏe tại nhà cho bệnh nhân như thế nào là đúng cách, hợp lý sẽ là nội dung chính của bài viết này.
Vậy chăm sóc sức khỏe tại nhà cho bệnh nhân như thế nào là đúng cách, hợp lý sẽ là nội dung chính của bài viết này.
1. Phòng tránh lây nhiễm
Có một số bệnh nhân mắc các căn bệnh có khả năng lây nhiễm qua các trường hợp tiếp xúc bệnh nhân như không khí, chất thải, nước mủ... Chính vì vậy, để đảm bảo vệ sinh và an toàn sức khỏe thì người chăm sóc người bệnh phải thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm theo những nguyên tắc sau:
- Luôn sử dụng khẩu trang, bao tay khi chăm sóc người bệnh. Rửa tay trước và sau khi chăm sóc.
- Sử dụng các dụng cụ y tế một lần rồi bỏ. Với các dụng cụ y tế tái sử dụng thì phải được rửa sạch với xà bông, ngâm trong dung dịch sát khuẩn và bỏ vào nồi nước đun sôi trong 30 phút.
- Nên giải thích cho người bệnh về mục đích mình đeo khẩu trang nhằm tránh bệnh nhân hiểu nhầm mình đang bị xa lánh.
- Kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn
- Khi chăm sóc người bệnh tại nhà thì việc kiểm tra dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân là vô cùng quan trọng nhằm kịp thời có các biện pháp xử lý chính xác. Đồng thời những dấu hiệu này còn có tác dụng xác định tình trạng của bệnh nhân đang biến chuyển tốt,xấu hay bình thường.
Những hoạt động cần thiết để kiểm tra dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân gồm có:
- Kiểm tra thân nhiệt: nhiệt độ cơ thể bình thường nằm trong khoảng 370 0,6oC. Để kiểm tra thân nhiệt thì người chăm sóc sử dụng nhiệt kế và có thể đo nhiệt độ tại các vùng như nách, trán, hậu môn.
- Đếm nhịp thở: nhịp thở là biểu hiện rất rõ tình trạng cấp thời của bệnh nhân. Nhịp thở của một người bình thường là 16 – 20 lần/phút. Tùy từng trường hợp bệnh nhân mà có sự rối loạn nhịp thở, tần số
- Đo huyết áp: huyết áp của người bình thường là dưới 120 mmHg. Huyết áp cao là trên 140mmHg, huyết áp thấp là dưới 90mmHg.
2. Tư thế trị liệu thông thường
Các tư thế nằm và ngồi đúng cách cho bệnh nhân là một điều quan trọng trong việc cung cấp sự thoải mái cho bệnh nhân và tránh những biến chứng không đáng có. Từ đó giúp cho việc chăm sóc bệnh nhân đạt kết quả tốt hơn. Khi chăm sóc bệnh nhân tại nhà thì tư thế nằm là một trong những điều mà rất ít người thân bệnh nhân biết để có thể đưa ra những hỗ trợ phù hợp ngay lập tức.
Mỗi từ thế nằm, ngồi đều có tác dụng và phù hợp với một số bệnh nhất định.
Mỗi từ thế nằm, ngồi đều có tác dụng và phù hợp với một số bệnh nhất định.
Tư thế nửa nằm, nửa ngồi: Chỉ định dành cho các bệnh nhân bị khó thở trong các trường hợp bệnh hô hấp, suyễn, viêm phổi, khí phế thủng, bệnh tim và thời kỳ dưỡng bệnh đối với người lớn tuổi. Lúc này bệnh kê đầu, vai lưng của bệnh nhân sao thân người bệnh nhân tạo thành góc 45 độ so với phần chân.
Tư thế nằm ngửa: tư thế này dành cho những bệnh nhân nằm sau khi bị ngất, choáng, sau khi xuất huyết hoặc bị bại liệt. Không sử dụng khi bệnh nhân hôn mê, nôn ói.
Khi nằm tư thế này cần lót gối mềm ở đầu, cổ, thắt lưng và dưới đầu gối để bệnh nhân cảm thấy thoải mái
Tư thế nằm nghiêng: cho bệnh nhân nằm nghiêng trong các trường hợp thăm khám vùng hậu môn, lưng hoặc nghỉ nghơi.
Lúc này cho bệnh nhân nằm nghiêng sang phải hoặc trái, đầu có gối hoặc không, chân trên co nhiều, chân dưới hơi co hoặc duỗi thẳng. Lót gối dưới chân và tay của bệnh nhân
Tư thế nằm sấp:dành cho những bệnh nhân bị chướng hơi ở bụng, khó ngủ, bị tổn thương ở vùng lưng.
Cần kê gối đỡ vùng mặt, ngực trên của người bệnh, bụng vàchêm gối từ dưới đầu gối đến cổ chân.